Hiện nay thì trường vật liệu xây dựng nói chung, kính xây dựng nói riêng phát triển rất là phong phú và đa dạng. Mỗi loại kính xây dựng khác nhau sẽ mang đến một tính năng riêng biệt cũng như đáp ứng được hầu hết mọi yêu cầu của chủ đầu tư. Bạn hãy tham khảo trong bài viết dưới đây cùng KinhXayDung.com để biết hết các loại kính xây dựng hiện nay trên thị trường.

Phôi kính là gì?

Phôi kính là một thuật ngữ trong ngành công nghiệp sản xuất kính  hay còn được gọi là kính nổi, kính đơn hay kính thường.

Phôi kính chính là tấm kính được làm từ thủy tinh nóng chảy cho chảy trên bề mặt khuôn làm bằng thiếc. Áp dụng phương pháp nóng chảy để giúp cho cả 2 bề mặt của tấm kính được phẳng đồng đều.

Phôi kính chính là tấm kính chưa qua gia công hoặc cắt định hình cuối cùng. Phôi kính có thể có kích thước và hình dạng khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng cuối cùng và quy trình sản xuất kính cụ thể.

Kính xây dựng là gì?

Kính xây dựng là tên gọi chung để chỉ những loại kính được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc.

Chúng đa dạng về chủng loại, màu sắc, hoa văn, độ dày và cả kích thước để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng trong xây dựng.

Mang lại tính thẩm mỹ với độ bề, khả năng chịu lực tốt cho toàn bộ công trình của bạn.

Được sử dụng để tạo ra các bức tường kính, cửa kính, mặt dựng, lan can, cầu thang kính, vách kính, và nhiều ứng dụng khác trong các công trình xây dựng.

Phân loại kính xây dựng

Kính xây dựng được phân chia thành 3 loại chính dựa vào những yếu tố sau:

Phân loại kính theo công nghệ sản xuất

Theo công nghệ tạo hình kính:

– Kính kéo:

+ Kính kéo đứng

+ Kính kéo ngang

– Kính nổi.

– Kính cán:

+ Kính cán vân hoa

+ Kính cán cốt lưới thép

– Kính ép.

Theo công nghệ gia công sau kính:

– Kính mờ.

– Kính tôi nhiệt.

– Kính phủ.

(Xem thêm: Vietnam car rental)

– Kính gương.

– Kính dán nhiều lớp.

– Kính mài:

+ Mài bóng

+ Mài vân hoa

– Kính cong.

Phân loại kính theo tính năng sử dụng

Theo tính năng quang học, có các loại:

– Kính trong, có độ truyền sáng từ 75% đến 88%.

– Kính tán xạ ánh sáng, có độ truyền sáng nhỏ hơn hoặc bằng 32%:

+ Kính mờ.

+ Kính vân hoa.

+ Kính đục.

– Kính phản xạ ánh sáng:

+ Kính gương, có hệ số phản xạ ánh sáng không nhỏ hơn 0,83.

+ Kính phủ, có hệ số phản xạ ánh sáng lớn hơn hoặc bằng 0,30.

– Kính hấp thụ nhiệt, có hệ số truyền năng lượng bức xạ mặt trời không lớn hơn 0,80.

Theo tính năng an toàn

– Kính tôi nhiệt an toàn.

– Kính dán an toàn nhiều lớp.

– Kính cốt lưới thép an toàn.

Theo tính năng chịu nhiệt

– Kính bền nhiệt borosilicat.

– Kính tôi nhiệt.

Phân loại kính theo bản chất vật liệu

Theo bản chất hóa học

– Kính sản xuất từ thủy tinh hệ natri canxi silicat: phần lớn kính xây dựng thuộc loại này.

– Kính sản xuất từ thủy tinh hệ borosilicat: kính chịu nhiệt.

– Kính sản xuất từ thủy tinh màu: kính màu hấp thụ nhiệt.

– Kính sản xuất từ thủy tinh đục: kính đục.

Theo kết cấu vật liệu

– Kính hoàn toàn từ vật liệu thủy tinh: các kính thông thường.

– Kính gồm vật liệu thủy tinh và kim loại: kính cốt lưới thép.

– Kính gồm vật liệu thủy tinh và vật liệu hữu cơ: kính dán.

– Kính gồm vật liệu thủy tinh và lớp phủ vô cơ: kính phủ.

Các loại kính xây dựng hiện nay trên thị trường

Thị trường kính xây dựng hiện nay với đa dạng mọi thể loại kính với phong phú tính năng đáp ứng được tất cả mọi nhu cầu cho người dùng.

Dưới đây là các loại kính xây dựng hiện nay trên thị trường:

Kính cường lực, kính temper

Kính cường lực hay kính temper là một loại kính được gia cường để tăng khả năng chịu lực và độ bền so với kính thông thường.

Quá trình gia công kính cường lực bao gồm gia nhiệt ở nhiệt độ rất cao và làm lạnh nhanh chóng bằng khí, tạo ra một cấu trúc kính có độ cứng cao và tính năng an toàn khi gặp va đập, chịu lực, chịu tải trọng và chống vỡ do ứng suất nhiệt vượt trội chịu được điều kiện nhiệt độ lên đến 295.

Sử dụng cho công trình giúp chịu rung chấn, sức gió lớn và va đập mạnh tốt hơn rất nhiều.

Kính cường lực có 2 loại: kính bán cường lực và kính cường lực hoàn toàn.

Kính hộp (kính cách âm, cách nhiệt)

Kính hộp (kính cách âm, cách nhiệt) có cấu tạo dạng hộp được tạo ra từ bởi 02 hay nhiều lớp kính ghép lại nhau, khoảng trống ở giữa được nạp bởi khí Argon (khí trơ) mang lại khả năng cách âm cũng như cách nhiệt rất tốt. Được sử dụng trong kiến trúc và xây dựng để tạo ra các cấu trúc kính hộp hoặc kính gắn cố định vào khung kính.

Kính hộp được tạo ra bằng cách kết hợp hai hay nhiều tấm kính trong suốt thông qua một lớp chất kết dính, thường là keo silicone hoặc keo polyurethane.

Loại kính hộp này giúp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí điện năng cho sử dụng hệ thống điều hòa không khí và đèn chiếu sáng.

Kính chống nóng

Kính chống nóng là một loại kính được thiết kế để giảm lượng nhiệt từ ánh sáng mặt trời đi qua và giữ cho không gian bên trong mát mẻ hơn. Kính chống nóng thường được phủ một lớp màng phản xạ hoặc chất phản xạ trên bề mặt kính để tăng khả năng phản xạ nhiệt và hấp thụ năng lượng mặt trời.

Kính chống nóng được chia thành 2 loại chính:

Kính phản quang

Kính phản quang được xếp vào danh sách kính chống nóng. Kính phẳng được phủ thêm trên bề mặt kính 1 lớp phản quang bằng oxit kim loại.

Lớp phản quang này đóng vai trò làm giảm luồng nhiệt dư thừa và độ chói sáng cân bằng những ánh sáng thông thường và ngăn chặn tia UV gây hại cho sức khỏe con người.

Kính phản quang giúp giảm tới 21% nhiệt lượng của không khí trong các tòa nhà cao tầng. Chính nhờ khả năng giảm bức xạ nhiệt tốt nên kính phản quang thường được dùng để làm cửa sổ, mái kính, vách kính để giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt của các mảng tường phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

Kính phản quang vẫn mang đầy đủ tính chất của kính nên ta có thể ghép dán thành kính dán an toàn hay kính tôi cường lực và kính uốn cong.

Kính Low-e

Kính Low-E (Low Emissivity) là một loại kính có khả năng giảm tỏa nhiệt từ bề mặt và giữ lại nhiệt trong không gian bên trong. Low-E là một thuật ngữ chỉ khả năng kháng lại phản xạ nhiệt của kính.

Cấu trúc của kính Low-E bao gồm một lớp màng chất phản xạ nhiệt được phủ lên một bề mặt của kính. Lớp màng này có khả năng phản xạ lại nhiệt từ bên ngoài và giữ lại nhiệt từ bên trong. Ngoài ra, kính Low-E cũng có khả năng chặn tia tử ngoại (UV) và ánh sáng mặt trời.

Kính Low-E giúp giảm lượng nhiệt truyền vào hoặc thoát ra khỏi không gian bên trong. Điều này giúp giảm việc sử dụng hệ thống làm mát và sưởi ấm, từ đó giảm tiêu thụ năng lượng và tiết kiệm chi phí điện.

Kính an toàn, kính dán an toàn

Kính dán an toàn là loại kính có cấu tạo từ 2 hoặc nhiều tấm kính đặt lên nhau và được gắn kết bằng keo chuyên dụng.

Trong đó là PVB- Poly Vinyl Butylen dạng film, thường có độ dày là 0.38mm (ngoài ra có thể dày 0.76mm,1.52mm hay 3.04mm tùy vào yêu cầu).

Lớp lót (lớp keo) này có độ bền cao, mềm dẻo và có nhiều điểm tuyệt vời tăng khả năng chống chịu, chịu lực cho kính dán.

Kính an toàn và kính dán an toàn có lớp film giúp kết dính và đây là điểm đặc trưng chỉ sản phẩm kính dán an toàn mới có. Các tiêu chí như độ bền, độ chống chịu, cách âm, cách nhiệt, an toàn đều được đánh giá cao.

Kính sơn màu chịu nhiệt

Kính sơn màu là loại kính thường mà sau khi được phủ lên trên bề mặt của kính một lớp sơn chịu nhiệt để tạo hiệu ứng màu sắc và chịu được nhiệt độ cao sẽ được tôi kính cường lực ở nhiệt độ 700 độ C.

Sau quá trình này, màu sơn trên kính sẽ có độ bóng và không bị bong tróc, phai màu.

Đặc tính chịu nhiệt của kính sơn màu cho phép nó được sử dụng trong các ứng dụng có yêu cầu về khả năng chịu nhiệt, chẳng hạn như ốp kính nhà bếp.

Kính uốn cong

Kính uốn cong là một loại kính có dạng cong hoặc uốn theo hình dạng không phẳng. Nó được tạo ra thông qua quá trình nung kính trong lò uốn cong hoặc thông qua quá trình uốn kính bằng các công cụ và kỹ thuật đặc biệt.

Kính uốn cong yêu cầu độ cong R phải tuân theo tiêu chuẩn cho phép tương ứng với các tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi loại kính nên khi thiết kế cần phải lưu ý về độ cong R sao cho phù hợp với điều kiện kỹ thuật cho phép.

Kính cường lực uốn cong

Kính thường phẳng trong quá trình tôi cường lực sẽ được uốn biến dạng theo đường cong đã định.

Kính được biến dạng nhưng vẫn đảm bảo tính chịu lực, chịu nhiệt nên rất an toàn cho người sử dụng như những loại kính temper (kính cường lực) phẳng.

Kính thường uốn cong (Kính gia nhiệt uốn cong)

Kính thường phẳng dưới tác dụng của nhiệt sẽ được uốn biến dạng theo một khuôn mẫu đã được định dạng trước.

Với loại kính này thì tính chất của kính thường vẫn được giữ nguyên (khi vỡ sẽ tạo mảnh to, sắc nhọn, dễ gây sát thương), nó chỉ thay đổi về định dạng kính (từ phẳng chuyển thành cong) vì vậy người sử dụng cần hết sức lưu ý để đảm bảo độ an toàn khi lắp đặt cũng như sử dụng loại kính này.

Kính dán uốn cong

Kính thường phẳng sau khi uốn cong thành phẩm sẽ được ghép với nhau bởi màng phim PVB, thông qua quá trình hấp nhiệt sẽ tạo thành sản phẩm kính dán an toàn cong.

Như vậy, kính vẫn mang đầy đủ những đặc tính ưu việt của kính dán an toàn nhưng được gia tăng thêm tính ứng dụng và thẩm mỹ sau khi được biến dạng.

Kính chống đạn

Kính chống đạn một loại kính được làm từ những lớp phim đặc biệt và kết hợp với những lớp kính chuyên dụng. Các lớp phim chống đạn này có tác dụng ngăn cản viên đạn đi xuyên qua và sẽ giữ lại để bảo vệ người sử dụng.

Tùy vào các vị trí lắp đặt và mức độ nguy hiểm mà kính chống đạn có những độ dày không giống nhau.

Nó được sử dụng để cung cấp bảo vệ và an toàn cho các ứng dụng có nguy cơ cao, bao gồm ngành công nghiệp quân sự, an ninh, ngành công nghiệp tài chính và ngành công nghiệp bảo vệ.

Kính trang trí ốp tường

Kính trang trí ốp tường (decorative glass wall cladding) là một phương pháp trang trí và bảo vệ bề mặt tường bằng việc sử dụng các tấm kính đặc biệt.

Nó có thể làm cho không gian trở nên sang trọng, hiện đại và độc đáo.

Kính trang trí ốp tường thường được sử dụng trong các dự án nội thất, như căn hộ, khách sạn, văn phòng, nhà hàng, cửa hàng, và các công trình thương mại khác.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết và phân biệt rõ hơn về tất cả các loại kính xây dựng trên thị trường hiện nay. Nếu bạn vẫn còn phân vân nên chọn sản phẩm nào phù hợp với loại kính xây dựng của mình đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay đến cho KinhXayDung.com để được tư vấn chính xác nhất nhé.

Nguồn: KinhXayDung.com